Tranh luận chuyện mời TikToker đào tạo tại 'Học viện cải lương', nhà sản xuất nói gì?
Để những cây cầu kể chuyện Sài Gòn xưa và nay
Trước những năm 1990, 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông có 2.272 mạch lộ với lưu lượng dòng chảy từ 0,5 lít/giây trở lên. Nhưng đến 2020, theo điều tra đánh giá của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam số lượng và lưu lượng các mạch lộ nêu trên đã giảm đi rất nhiều, còn khoảng 40 - 60%, lưu lượng dòng chảy các mạch cũng chỉ còn khoảng 30 - 40%.
7 lợi ích giữ dáng, đẹp da từ quả dưa chuột cho nàng bỏ túi
Sáng nay 15.2, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình khai mạc Tư vấn mùa thi 2025 tại Trường ĐH Đồng Nai. Chương trình thu hút khoảng 10.000 học sinh tham dự trực tiếp cùng hơn 50 đơn vị giáo dục tham gia. Tham dự chương trình, PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH đã có những lưu ý về tuyển sinh đại học 2025 theo chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Hơn 11 giờ 30 phút, chợ Bình Tây - chợ sỉ bánh kẹo, mứt tết lớn nhất TP.HCM đông đúc người chen chân nhau mua bánh kẹo cho những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề.Nổi tiếng bậc nhất khu chợ này là sạp bánh kẹo của bà Ứng Thị Liên (71 tuổi). Trưa nay, bà Liên bắt đầu thu dọn dần bánh kẹo và cho biết đã không còn hàng để bán sỉ, chủ yếu bán lẻ."Nay 25 tết, còn gì bán nữa đâu. Bây giờ mối quen ở miền Tây có đặt hàng cũng không còn để bán, chủ yếu bán lẻ trên đây, hết tới đâu mình dọn tới đó. 27 tháng chạp thì đóng sạp, nghỉ tết", bà chủ tâm sự.Bán sắp sạch hàng, tuy nhiên bà Liên không thấy quá vui mừng, phấn khởi bởi bà chủ cho biết năm nay, vì tình hình kinh tế khó khăn nên bà không dám nhập hàng nhiều, giảm gần 50% so với năm ngoái.Bán hết sớm, bà cũng không còn hàng để bỏ sỉ khi khách có nhu cầu. Tuy nhiên với bà chủ, việc không còn bánh kẹo bán cũng là một tín hiệu mừng, khi việc buôn bán diễn ra đúng như dự liệu trước đó."Không bán ế là vui rồi! Số bánh kẹo còn lại nếu bán lẻ không hết thì tôi đem cho trẻ em ở bệnh viện, phát từ thiện dịp tết bởi mình cũng có mối quen. Như vậy cũng góp phần lan tỏa yêu thương, làm điều ý nghĩa ngày tết", bà chủ chia sẻ thêm.Trong hoàn cảnh tương tự bà Liên, nhìn khách đến chợ mua lẻ bánh kẹo đông đúc, chen chân nhau, nhưng người bán ở một sạp hàng bánh kẹo gần đó cũng không quá vui mừng. Theo người này, năm nay việc buôn bán sỉ gặp khó khăn, không ai dám nhập hàng về nhiều mà chỉ nhập vừa đủ để bán hết. "Mốt là đóng sạp, nghỉ bán để ăn tết. Sau đó lại tiếp tục trở lại. Tôi gắn bó với chợ này cũng mấy chục năm, hạnh phúc vì công việc mang đến hương vị tết cho mọi người", chị chia sẻ thêm.Trong dòng người ghé các sạp bánh kẹo mua sử dụng dịp tết, bà Lê Thị Mai (56 tuổi, ngụ Q.6) cho biết hầu như năm nào cũng ghé chợ Bình Tây sắm tết. Tiện đường, bà sẽ đến các sạp bánh, kẹo, mứt ở đây để mua.Bà cho biết đến chợ những ngày này thấy ngập tràn không khí tết. Bà Mai cho biết ở đây, bánh kẹo được bán với giá hợp lý, đa dạng về mẫu mã, chủng loại. "Tôi mua nhiều loại khác nhau cho phong phú, về cúng hay tiếp khách. Nhiều người mua ở đầu chợ nhưng tôi vào đây mua vì có mối quen mấy năm nay", bà tâm sự.Trong khi đó, khu vực trước chợ Bình Tây, các sạp bánh kẹo bán sỉ cũng đông khách vây kín giữa trưa. Trong số đó có chị Mai (30 tuổi, ngụ Q.8) ghé chợ Bình Tây mua một số thực phẩm để nấu các món ăn trong ngày tết cũng quyết định mua bánh kẹo ở đây."Ban đầu mình tính ghé siêu thị mua, nhưng qua đây thấy mọi người ghé xem đông quá nên tò mò vào coi thử, thấy có một số loại mứt cũng ngon quá mà giá rẻ nữa nên mình mua một ít", chị chia sẻ.Giữa trưa, chợ Bình Tây trở nên nhộn nhịp không khí mua bán những ngày cuối năm. Người bán mong buôn may bán đắt, người mua mong sắm được món ưng ý, "đem tết về nhà"...
Phái đoàn Thượng viện Mỹ thăm Trung Quốc, kêu gọi đối xử công bằng với doanh nghiệp
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố về quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho hộ gia đình nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.Theo ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP.Hà Nội, từ năm 2022 - 2024, để gia tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT, thành phố đã triển khai thực hiện các giải pháp tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT, trong đó có hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT theo quy định của Chính phủ và một số nhóm đối tượng đặc thù của thành phố. Tuy nhiên, từ 1.7.2024, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng dẫn đến mức đóng BHYT tăng lên 1,3 lần nên việc tham gia BHYT của người dân gặp khó khăn.Do đó, việc hỗ trợ thêm tiền đóng BHYT cho người dân tham gia BHYT sẽ tạo điều kiện khuyến khích người dân tham gia BHYT và được quỹ BHYT chi trả khi ốm đau, từ đó giảm áp lực tài chính cho người dân..."Việc hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho một số đối tượng từ ngân sách thành phố là phù hợp với chủ trương đầu tư cho an sinh, phúc lợi xã hội; đồng thời giảm áp lực tài chính của một số nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia BHXH, BHYT. Từ đó khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn hiện nay", ông Mến chia sẻ.Ngoài các đối tượng đang được hỗ trợ mức đóng như: người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; người khuyết tật nhẹ; người dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình, dự thảo còn bổ sung thêm đối tượng là người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi.Theo tính toán của BHXH TP.Hà Nội, sẽ có gần 160.000 người cao tuổi thuộc diện thụ hưởng nếu chính sách được thông qua.Chính sách dự kiến áp dụng từ ngày 1.1.2026 cho khoảng 614.000 người thụ hưởng với tổng kinh phí trích từ ngân sách gần 709 tỉ đồng.Người dân khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hỗ trợ một phần chi phí đóng hàng tháng, cụ thể là 70% đối với người thuộc hộ nghèo, 75% với người thuộc diện cận nghèo và 20% với các nhóm khác.Các thành viên thoát nghèo, cận nghèo (tính từ thời điểm được công nhận), người khuyết tật nhẹ chưa có thẻ BHYT (trừ trẻ dưới 16 tuổi) và người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đóng BHYT bắt buộc và chưa có thẻ được TP.Hà Nội hỗ trợ 100% đóng BHYT trong vòng 36 tháng. Người cao tuổi từ 60 đến dưới 70 tuổi không thuộc diện tham gia bắt buộc và chưa có thẻ cũng được hỗ trợ toàn bộ kinh phí đóng BHYT.Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ 70% tiền đóng BHYT, người thuộc hộ gia đình nông lâm ngư có mức sống trung bình được hỗ trợ 30%.